Siêu bão YAGI tăng tốc, giật cấp 17 vào Hải Phòng – Quảng Ninh ngày mai

Thứ sáu, 06/09/2024 08:09 148 visibility

TPO – Dự báo đêm nay (6/9), siêu bão YAGI sẽ vượt qua phía bắc đảo Hải Nam, Trung Quốc để đi vào vịnh Bắc Bộ nước ta. Dù ma sát với đảo Hải Nam, bão vẫn giữ cường độ cấp 14, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ, là cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay ở khu vực này.

Vào 4 giờ sáng nay, tâm siêu bão trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200km về phía đông đông nam, cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía đông nam. YAGI vẫn duy trì sức mạnh của siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão di chuyển nhanh theo hướng tây với vận tốc 20km/h.

Các đài khí tượng quốc tế và Việt Nam có chung nhận định, kịch bản có xác suất cao nhất hiện nay là bão đi vào phía bắc đảo Hải Nam, tiến về phía bắc vịnh Bắc Bộ, sau đó đổ bộ vào đất liền khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh nước ta vào khoảng sáng 7/9.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, trong 24 giờ tới (tính từ 4 giờ ngày 6/9), bão di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h, vượt qua đảo Hải Nam đi vào vịnh Bắc Bộ trong đêm nay.

Do bão đi qua khu vực phía bắc của đảo Hải Nam là nơi có địa hình khá bằng phẳng (không nhiều núi cao như phía nam Đảo), lại thêm điều kiện mặt biển rất ấm nên YAGI vẫn giữ cường độ rất mạnh trên vịnh Bắc Bộ. Đến 4 giờ sáng mai (7/9), khi chỉ cách Quảng Ninh 160km, bão vẫn giữ cường độ cấp 13-14, giật cấp 17.

Dự báo trong ngày 7/9, bão di chuyển vào đất liền Hải Phòng – Quảng Ninh, sau đó đi sâu vào đất liền các tỉnh miền Bắc nước ta và suy yếu dần. Đến 16 giờ chiều mai, tâm bão trên đất liền khu vực phía Đông Bắc Bộ với cường độ khoảng cấp 8, giật cấp 11.

Siêu bão YAGI tăng tốc, giật cấp 17 vào Hải Phòng – Quảng Ninh sáng mai ảnh 1

Dự báo về đường đi và vùng ảnh hưởng của siêu bão YAGI.

 

 

Trong đêm mai đến sáng 8/9, bão đi qua khu vực Tây Bắc Bộ và tiếp tục suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ sáng 8/9, tâm vùng áp thấp trên khu vực Lào Cai với cường độ dưới cấp 6.

Do hoàn lưu của siêu bão rất rộng, kết hợp với đĩa mây lệch tây nên ngay từ trưa nay, vùng biển phía đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7.

Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ dội, sóng cao 2-4m, sau tăng lên 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.

Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.

Từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 7/9.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão YAGI, từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9, phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.

Bão YAGI hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi của Philippines, mạnh lên thành bão vào đêm 1/9, đi vào Biển Đông sáng 3/9, trở thành siêu bão trong sáng 5/9. Đây là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến hiện tại và là Top 3 siêu bão đạt cấp 16 trở lên khi hoạt động trên biển Đông.

Bão cũng lập kỷ lục tăng cấp độ nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Việt Nam khi mạnh lên 8 cấp trong hai ngày. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia phát đi cảnh báo rủi ro thiên tại Cấp độ 4 và là lần đầu tiên trong lịch sử, cấp độ rủi ro thiên tai này được sử dụng ở vịnh Bắc Bộ nước ta, cho thấy mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá của siêu bão lịch sử này.

Chia sẽ:


















ios_share
BTV: Tường Vy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ảm đạm

    Thanh khoản tiếp tục chạm đáy, niềm tin nhà đầu tư thấp khiến bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi.

  • Enfarm: Startup Việt được vinh danh tại Thách thức Đổi mới sáng tạo 2024

    Công nghệ đo và tư vấn dinh dưỡng Enfarm giúp nông dân làm giàu và ngành nông nghiệp phát triển một cách bền vững bằng cách ứng dụng IoT và AI hướng tới cung cấp cho nông dân các phân tích và tư vấn nông nghiệp giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản và giảm tác động môi trường.

  • La Nina và nguy cơ mưa bão kéo dài

    (ĐCSVN) – Hiện nay, vấn đề làm cho không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải quan tâm đó là sự nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho thời tiết thay đổi thất thường với những diễn biến phức tạp và khó lường như băng tan nhanh và mực nước biển dâng cao. Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng thì các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và họ chú ý đặc biệt đến La Nina.

  • Gen Z chê việc văn phòng để ‘kiếm trăm triệu/tháng’, sẽ vỡ mộng?

    Không cần lên công ty, tự do, thoải mái, linh hoạt về thời gian và ‘việc nhẹ lương cao’… là viễn cảnh mà nhiều Gen Z mong đợi sau khi từ bỏ công việc văn phòng và chuyển hướng qua làm freelancer (người làm nghề tự do).

  • Người đàn ông đột tử trong khi làm chuyện ấy sau nhiều ngày xa vợ, bác sĩ: 7 tình huống nên tránh quan hệ

    Không phải cặp đôi nào cũng biết rằng làm chuyện ấy sai cách, sai thời điểm có thể gây nguy hiểm tính mạng.

  • Nuôi cua biển trong hộp nhựa dưới tán rừng

    (TSVN) – Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa vèo dưới tán rừng ven biển tuy mới lạ nhưng đạt hiệu quả, lượng cua hao hụt không nhiều và chất lượng thịt cua không thua kém ngoài tự nhiên. Nếu mô hình này được nhân rộng sẽ góp phần cải thiện kinh tế nhiều gia đình, đồng thời giúp bảo đảm nguồn cung hải sản phục vụ du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.