La Nina và nguy cơ mưa bão kéo dài

Thứ sáu, 18/08/2024 12:08 61 visibility

(ĐCSVN) – Hiện nay, vấn đề làm cho không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải quan tâm đó là sự nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho thời tiết thay đổi thất thường với những diễn biến phức tạp và khó lường như băng tan nhanh và mực nước biển dâng cao. Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng thì các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và họ chú ý đặc biệt đến La Nina.

“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường. La Nina là hiện tượng nhiệt độ trên bề mặt đại dương giảm, đi kèm với gió và mưa, La Nina thường kéo theo các cơn bão mạnh ở Đại Tây Dương. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhấn mạnh, hiện tượng La Nina đang diễn ra trong 3 năm liên tiếp là hiện tượng hiếm thấy.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhấn mạnh, hiện tượng La Nina đang diễn ra trong 3 năm liên tiếp là hiện tượng hiếm thấy

WMO cảnh báo La Nina là hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường, xảy ra cứ sau hai đến bảy năm. La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, nhưng thời điểm gây ảnh hưởng mạnh nhất là vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. Ở Đông Nam Á, nó thường gây ra lượng mưa trên mức trung bình và lũ lụt. WMO cho biết tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang tàn phá vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ đều do ảnh hưởng của La Nina. Nó đang gây lượng mưa nhiều trên mức trung bình gần đây ở Đông Nam Á và Australia. Hiện tượng này cũng được cho là sẽ gây ra mùa bão mạnh trên trung bình ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, WMO nhấn mạnh tác động của các hiện tượng khí hậu tự nhiên như La Nina đang ngày càng gia tăng do trái đất nóng lên. 

"Biến đổi khí hậu do con người gây ra làm khuếch đại tác động của các sự kiện tự nhiên như La Nina và đang ngày càng ảnh hưởng đến các hình thái thời tiết", người đứng đầu Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc, ông Petteri Taalas khẳng định. Ông chỉ ra các biến đổi cụ thể như nắng nóng gay gắt hơn, hạn hán, nguy cơ cháy rừng, cũng như lượng mưa và lũ lụt kỷ lục.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, biến đổi khí hậu tác động khiến mùa bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đến sớm và trạng thái La Nina kéo dài. 

Mưa lũ diễn ra nhiều do ảnh hưởng La Nina  

Với Việt Nam ta, trong những năm La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta nhiều hơn bình thường khoảng 28%. Mùa bão trong những năm La Nina kết thúc muộn hơn bình thường, hầu hết các đợt La Nina gây ra lượng mưa vượt trung bình nhiều năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, nhưng gây ra thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

Đáng chú ý là, đa số La Nina đã cho những kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong 24h và số tháng liên tục hụt mưa ở một số nơi. La Nina gây ra hiệu ứng dương đối với mực nước biển ở ven biển và hải đảo nước ta. La Nina làm giảm độ mặn của nước biển ở vùng ven biển và hải đảo nước ta…

Đặc biệt, trong những năm La Nina, dòng chảy năm các sông thường lớn hơn trung bình nhiều năm, có năm, ở một số sông, lớn hơn tới 80-100%. 

Cũng theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina thời tiết tại nước ta có thể có nhiều diễn biến bất thường. Đặc biệt, dự báo nắng nóng gay gắt hơn so với năm 2022. Cụ thể, do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina các tháng nửa đầu năm 2023, nền nhiệt độ có xu hướng tăng cao so với trung bình nhiều năm trước đây. Đặc biệt, các tháng nửa cuối năm 2023, nhiệt độ xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm. Hiện tượng La Nina còn duy trì đến hết mùa xuân năm 2023 với xác suất 50-60%, sau đó xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè với xác suất khoảng 65-75%.

Do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, thời tiết nước ta năm 2023 có nhiều diễn biến bất thường  

Dự báo cũng chỉ rõ, những tháng cuối năm nay, nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINIO3.4 (khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương) có xu hướng tăng dần và trạng thái ENSO khả năng nghiêng về pha nóng. Năm chuyển pha ENSO, thời tiết, khí hậu thường có những biến động mạnh nên trên phạm vi toàn quốc cũng như Biển Đông đề phòng bão mạnh, hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn cục bộ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác.

Ngoài ra, các chuyên gia còn dự kiến trong năm 2023 có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Các tháng đầu mùa, bão/áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, từ khoảng tháng 9-11 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung. Liên quan đến vấn đề này, tổng lượng mưa trong năm 2023 cũng được dự báo ở mức thấp hơn đến tương đương trung bình nhiều năm, chưa có dấu hiệu mưa lớn lịch sử. Tuy nhiên, mưa lớn cục bộ vẫn xuất hiện nhiều trong các tháng mùa mưa. Dự kiến, các đợt triều cường cuối năm 2023 (từ tháng 10-12/2023), mực nước trạm Vũng Tàu có thể trên 4,3 m, nguy cơ cao gây ngập úng vùng trũng, thấp, khu vực ngoài đê bao các tỉnh ven biển Đông Nam Bộ (với xác suất trên 70%).

 Box: Theo thuật ngữ của các nhà khí tượng, thủy văn, hiện tượng La Nina (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino. Còn ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino – Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương – Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương).

Nguồn: https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/la-nina-va-nguy-co-mua-bao-keo-dai-644727.html

 

Chia sẽ:


















ios_share
BTV: Tường Vy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm